Màn hình HDR là gì? Phân biệt các loại màn hình

Màn hình là thành phần cực kỳ quan trọng của một thiết bị công nghệ, đây chính là nơi hiển thị hình ảnh trực tiếp để chúng ta nhìn thấy và để chúng ta có thể tương tác với thiết bị. Trước kia, chúng ta chỉ biết đến với các khái niệm như Retina, 720p, 1080p, 1440p hoặc 4K. Tuy nhiên gần đây do nhu cầu giải trí của người dùng tăng cao đối với các tựa game AAA, cũng như các đòi hỏi cao hơn về hiệu năng, cốt truyện hay gameplay,.... và đặc biệt là chất lượng hình ảnh, đồ họa.
Để nâng cao về tiêu chuẩn chung cho các thiết bị cao cấp, đáp ứng hiển thị tuyệt vời hơn, công nghệ HDR đã được ra đời.


Vậy màn hình HDR là gì? Cùng Surface Việt tìm hiểu chi tiết về công nghệ màn hình HDR và phân biệt các loại màn hình ngay sau đây nhé!

1/ Màn hình HDR là gì?

HDR là viết tắt của cụm từ High Dynamic Range (dải tương phản động rộng). Là công nghệ kỹ thuật giúp các chi tiết hình ảnh trên màn hình có được sự hiển thị sắc nét trung thực nhất. Nhờ có các tập hợp kỹ thuật chỉnh sửa để tái tạo các vùng sáng, vùng tối. Công nghệ HDR cung cấp cho chúng ta những hình ảnh tự nhiên và thực tế hơn ngay cả trong màn hình với phạm vi rộng.
Trong cảnh quay ở hang động tối khi sử dụng trên tivi có công nghệ HDR thì bạn sẽ thấy được màu sắc của những bức tường trong hang động đó. Hoặc tivi HDR còn giúp bạn có thể ngắm du thuyền đến từng tia nắng khá rõ ràng trên bầu trời.
Hiện nay, công nghệ HDR đã xuất hiện trên các màn hình máy tính và yêu cầu các cổng kết nối như HDMI 2.0, DisplayPort có hỗ trợ HDR và tần số quét từ 60Hz - 120Hz. Tính năng này cũng xuất hiện trên cả các dòng máy Surface chạy hệ điều hành Windows 11 hay Android 11 trên dòng máy Surface Duo, Surface Duo 2 với chức năng kích hoạt, Auto-HDR.

2/ Nguyên lý hoạt động của công nghệ HDR trên tivi, máy tính

Để có thể tạo ra hình ảnh HDR rõ nét trên màn hình, công nghệ HDR đã sử dụng công nghệ hiển thị vật lý như màn hình OLED hay Local Dimming. Local Dimming đóng vai trò tạo ánh sáng màn hình sáng hơn và đặc biệt có thể làm nổi bật hơn các điểm sáng trong HDR.

3/ Phân biệt các loại màn hình HDR

Các loại màn hình HDR như sau:
HDR10 (Static Metadata): HDR10 là công nghệ được sử dụng phổ biến với độ sâu bit khoảng 10 bit cho phép hiển thị tương ứng khoảng 1,07 tỷ màu, mang đến chất lượng hình ảnh có đầy đủ tính năng của công nghệ HDR sắc nét. HDR cũng sử dụng dữ liệu tĩnh để lưu giữ thông tin cho quá trình sử dụng tivi, máy tính,...


HDR10+ (Dynamic Metadata): Là dòng màn hình HDR mới với độ sâu bit và dải màu tương tự như HDR10. HRD10+ sử dụng dữ liệu động để lưu trữ và trao đổi các thông tin, dữ liệu của thiết bị.

4/ Sự khác biệt giữa công nghệ màn hình SDR và HDR

Trước khi HDR xuất hiện thì SDR (Standard Dynamic Range) từng là tiêu chuẩn dành cho các màn hình máy tính và rạp chiếu phim. Tuy nhiên, sau khi HDR ra đời, tiêu chuẩn mới đem lại một hình ảnh chi tiết và sắc nét hơn bao giờ hết, nhờ khả năng hiển thị được dải màu rộng hơn SDR trước kia.
Từ nhiều tiêu chuẩn kép được ra đời chung với HDR như: Dolby VIsion, HDR10, hay Display HDR,... đã giúp những hình ảnh được chiếu trên màn hình có được từng chi tiết sắc nét bao gồm cả vùng tối và vùng sáng.
Sự khác biệt giữa HDR và UHD là: HDR mang lại độ tương phản cao hơn, dải màu và độ sáng lớn hơn hẳn so với UHD, đồng thời có tác động trực quan hơn 4K, mang đến hình ảnh sắc nét, rõ ràng, trung thực hơn.
5/ Tạm kết
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về màn hình HDR là gì, phân biệt các loại màn hình. Hy vong bài viết có thể bổ sung những kiến thức công nghệ hữu ích dành cho bạn đọc. Chúc bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời trên thiết bị có màn hình công nghệ HDR.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa chỉ bán Surface Pro 8 cũ thu hút người dùng tại Hà Nội

USB là gì? Hướng dẫn cách sử dụng USB trên máy tính